Tuyên truyền, phổ biến Luật Lưu trữ năm 2024
Thực hiện Công văn số 4331/UBND-NV ngày 10/09/2024 của UBND huyện Krông Pắc về việc triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Lưu trữ năm 2024; Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 18/03/2024 của UBND xã về Thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ xã Ea Phê năm 2024.
UBND xã thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến; áp dụng triển khai Luật Lưu trữ số 33/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Lưu trữ năm 2024) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 21 tháng 6 năm 2024, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Luật Lưu trữ năm 2024 gồm 08 chương, 65 điều, cụ thể:
Chương I: Những quy định chung, gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 08) quy định những vấn đề chung, gồm: Phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; áp dụng Luật Lưu trữ và pháp luật có liên quan; nguyên tắc lưu trữ; chính sách của Nhà nước về lưu trữ; ngày Lưu trữ Việt Nam; giá trị của tài liệu lưu trữ; các hành vi bị nghiêm cấm.
Chương II: Quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, gồm 05 điều (từ Điều 9 đến Điều 13), về các nội dung: Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam; thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; quản lý tài liệu lưu trữ tại lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử; quản lý tài liệu lưu trữ trong trường hợp cơ quan, tổ chức giải thể, phá sản hoặc tổ chức lại.
Chương III: Nghiệp vụ lưu trữ, gồm 24 điều (từ Điều 14 đến Điều 37), quy định về nghiệp vụ lưu trữ; nghiệp vụ lưu trữ tài liệu giấy và tài liệu trên vật mang tin khác; nghiệp vụ lưu trữ tài liệu điện tử.
Chương IV: Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, gồm 9 điều (từ Điều 38 đến Điều 46) quy định về tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt; trình tự, thủ tục công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt; tài liệu lưu trữ được phát huy giá trị; hình thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.
Chương V: Lưu trữ tư, gồm 06 điều (từ Điều 47 đến Điều 52), quy định về quản lý lưu trữ tư; chính sách của Nhà nước để phát triển lưu trữ tư; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài liệu lưu trữ tư; ký gửi tài liệu lưu trữ tư vào lưu trữ lịch sử; tặng cho Nhà nước tài liệu lưu trữ tư; tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt.
Chương VI: Hoạt động dịch vụ lưu trữ, gồm 04 điều (từ Điều 53 đến Điều 56), quy định về các hoạt động dịch vụ lưu trữ; phạm vi cung cấp dịch vụ lưu trữ của tổ chức, cá nhân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
Chương VII: Quản lý nhà nước về lưu trữ, gồm 06 điều (từ Điều 57 đến Điều 62), quy định về nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ; trách nhiệm quản lý nhà nước về lưu trữ; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân; kinh phí bảo đảm lưu trữ; người làm lưu trữ; hợp tác quốc tế về lưu trữ.
Chương VIII: Điều khoản thi hành, gồm 03 điều (từ Điều 63 đến Điều 65), quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan; hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp.
Một số nội dung cơ bản Luật Lưu trữ năm 2024 (văn bản kèm theo)
Ban biên tập