Thứ sáu, ngày 18 tháng 10 năm 2024
Cập nhật lúc: 01/10/2024

“Tuần lễ Làm mẹ an toàn” năm 2024

  Thực hiện Kế hoạch số 284 /KH-UBND ngày 24/9/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc về việc triển khai “Tuần lễ Làm mẹ an toàn” trong khuôn khổ Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, năm 2024.

  Thực hiện Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 30/9/2024 của UBND xã Ea Phê về việc triển khai “Tuần lễ Làm mẹ an toàn” trong khuôn khổ Dự án 7 - Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xã Ea Phê năm 2024.

  Làm mẹ an toàn là nội dung được đề cập đầu tiên trong chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, vì trên hết, đó là các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho không chỉ một mà là 2 người: bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhằm giảm tối thiểu tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tình trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Chính vì vậy, các nội dung giáo dục Làm mẹ an toàn đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều nước quan tâm, ngày càng trở thành nội dung quan trọng của chiến lược chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn cầu.

LMAT .1

  Với phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, muốn làm mẹ an toàn phải hiểu biết về những gì cần làm trước, trong khi mang thai và sau sanh. Sau đây là nội dung thực hành làm mẹ an toàn theo Hướng dẫn Quốc gia Việt Nam về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế.

Chuẩn bị trước khi mang thai

- Chỉ kết hôn khi đủ 18 tuổi trở lên, sinh con trong độ tuổi 20-35. Khoảng cách giữa 2 lần sinh từ 3-5 năm.

- Khám sức khỏe tiền mang thai và tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ.

Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ mang thai
- Đăng ký quản lý thai nghén và khám thai định kì tại cơ sở y tế để theo dõi, phát hiện sớm và xử trí các dấu hiệu bất thường.

- Khám thai tối thiểu 4 lần trong thai kì:

Lần 1: Trong vòng 3 tháng đầu (ngay khi chậm kinh)

Lần 2: Vào 3 tháng giữa của thai kì (từ tháng thứ 4 đến đủ 6 tháng)

Lần 3 và 4: Vào 3 tháng cuối của thai kì.

- Tiêm vắc xin phòng uốn ván sớm và đủ theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

- Tăng cường dinh dưỡng trong thời kì mang thai.

- Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi: làm việc nhẹ nhàng, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

- Tất cả bà mẹ mang thai cần sinh con tại cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Chăm sóc bà mẹ khi chuyển dạ        
- Đưa bà mẹ đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu chuyển dạ (đau bụng từng cơn tăng dần, ra dịch hồng hoặc ra nước ở âm đạo)
- Nếu không thể đến đẻ tại cơ sở y tế thì cần mời cán bộ y tế, cô đỡ thôn buôn đến hỗ trợ bà mẹ đẻ tại nhà và sử dụng gói đỡ đẻ sạch.
- Người chồng và gia đình cần nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm của bà mẹ trong khi sinh, động viên tinh thần giúp bà mẹ yên tâm vượt qua cuộc đẻ.
Chăm sóc bà mẹ ngay sau sinh

- Ngay sau sinh:

Đặt trẻ da kề da với mẹ và cho trẻ bú ngay trong giờ đầu sau sinh.

Bà mẹ được chăm sóc tại cơ sở y tế ít nhất 24 giờ.

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.

Theo dõi sản dịch để sớm phát hiện chảy máu sau sinh, nếu thấy ra máu đỏ tươi hoặc máu cục cần báo ngay cho cán bộ y tế hoặc đưa ngay bà mẹ đến cơ sở y tế.

- Trong 6 tuần đầu sau sinh (42 ngày đầu):

Ăn tăng số lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Uống đủ nước (2 lít một ngày)

Uống bổ sung thêm viên sắt, Axit folic, vitamin A theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Không quan hệ tình dục ít nhất trong 6 tuần đầu sau sinh (42 ngày) sau sinh.

Hãy chia sẽ tâm tư tình cảm với người thân trong gia đình, đừng ngại khi cần giúp đỡ.

Vì sức khỏe của mẹ và con, vợ chồng cần biết và thực hành tốt “Làm mẹ an toàn”!

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang